En
Vi
Về chúng tôi

Insights

Career
Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Lộ trình để trở thành Kỹ sư cầu nối

Hiện nay, chắc hẳn kỹ sư cầu nối (BrSE) đang trở thành công việc hấp dẫn với nhiều bạn trẻ đang và sẽ theo học ngành Công nghệ thông tin. Để các bạn hiểu rõ hơn BrSE là gì, trong bài viết này, NTQ Solution sẽ giải đáp cho các bạn những thông tin cơ bản nhất cũng như nắm được tố chất để trở thành một kỹ sư cầu nối. 

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì?


BrSE (Bridge system engineer) là công việc kết nối giữa đội nhóm làm việc với bộ phận khách hàng và đội phát triển bên trong những công ty chuyên cung cấp dịch vụ outsourcing. Những người làm kỹ sư cầu nối thường có chức năng chính là tìm hiểu được các yêu cầu dịch vụ của khách hàng và truyền tải lại những yêu cầu đó cho đội phát triển của công ty. Để làm được điều này, kỹ sư cầu nối phải luôn theo sát tiến độ dự án, từ giai đoạn nhận yêu cầu đến khi bàn giao sản phẩm. 



Công việc của Kỹ sư cầu nối là gì?


Công việc mỗi ngày của một kỹ sư cầu nối tùy thuộc khá nhiều vào lĩnh vực, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, ta có thể tóm gọn bằng những đầu việc dưới đây:


        - Quản lý và xử lý email, trao đổi với khách hàng.

        - Lên kế hoạch công việc cho từng ngày và theo đó thực hiện.

        - Đại diện khách hàng trả lời Q&A cho team.

        - Báo cáo công việc, quy trình, tiến triển của dự án cho khách hàng.




Nhiệm vụ chính của BrSE là điều phối công việc, tiến trình phát triển dự án giữa team nội bộ và khách hàng nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa hai bên. 


Mặt khác, công việc của BrSE cũng thay đổi theo từng giai đoạn của dự án. Cụ thể:


          - Bắt đầu dự án: nghiên cứu kỹ thuật, lập kế hoạch và sẵn sàng triển khai.

         - Trong quá trình: thực hiện dự án: giám sát và quản lí dự án. Có thể linh hoạt thay đổi chiến lược và phương pháp để nâng cao năng suất và chất lượng dự án. 

          - Cuối dự án: xem xét và kiểm tra sản phẩm trước khi bàn giao cho khách hàng.


Để trở thành một kỹ sư cầu nối, bạn cần kỹ năng


Ngoại ngữ


Để hiểu chính xác thông tin được truyền tải cũng như giao tiếp trôi chảy, Kỹ sư cầu nối tiếng Nhật ít nhất cần chứng chỉ N2. Ngoài ra, tiếng Anh sẽ giúp bạn tự học từ các nguồn tài liệu trên mạng, song song đó bạn có thể tiếp cận được khách hàng và thị trường nước ngoài.



Chuyên môn (lập trình)


Nếu vị trí bạn làm chỉ thiên về phiên dịch thì bạn chưa cần học code. Tuy nhiên, để có thể bao quát cả dự án từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc với nhiều vấn đề kỹ thuật khó nhằn, bạn cần hiểu code và biết code.



Khả năng giao tiếp hiệu quả


Có thể nói đây là một kỹ năng không thể thiếu khi bạn là người truyền tải thông tin xuyên suốt giữa 2 bên - team nội bộ và team đối tác. Việc trau dồi tốt kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn làm tròn vai trò kết nối của mình. 



Khả năng tự học


Không riêng gì Kỹ sư cầu nối mà hầu như tất cả các ngành nghề đều cần tinh thần tự học cao. Riêng với Kỹ sư cầu nối, mỗi dự án sẽ dùng một công nghệ, ngôn ngữ khác nhau, nên việc tự học là vô cùng quan trọng. Bạn có thể học qua Google, học qua tài liệu, học từ những người đi trước, học từ cộng đồng chuyên môn.

NTQ Spotlight

NTQ Solutions TOP